Tiếng Hàn sơ cấp là nền tảng của quá trình học tiếng Hàn, cũng là giai đoạn khó khăn bước đầu của mỗi học viên. Đây cũng là bước đầu bạn xây dựng vốn tiếng Hàn cơ bản cho mình và là động lực thúc đẩy học lên cấp cao hơn. Sau đây...
Lộ trình học tiếng Hàn cơ bản!
Nội dung chương trình tiếng Hàn sơ cấp
Kiến thức trình độ sơ cấp tập trung vào các nền tảng ngữ pháp và từ vựng tiếng Hàn cơ bản thông dụng. Cụ thể bạn phải cần phải học những kiến thức sau:
- Bảng chữ cái tiếng Hàn
- Cách viết chữ Hàn Quốc
- Cách đọc chữ Hàn Quốc
- Quy tắc phát âm: Cách đọc patchim, quy tắc nối âm, biến âm, trong âm hóa, bất quy tắc
- Có những hiểu biết khái quát về tiếng Hàn: các ngôi xưng hô, kính ngữ, các loại từ vựng, cách chia động từ, mẫu câu giao tiếp cơ bản như chào hỏi, tạm biệt, cám ơn, xin lỗi...
- Bảng số tiếng Hàn: Hệ thuần Hàn và hệ Hán Hàn.
Từ vựng tiếng Hàn sơ cấp
Người học cần nắm được những thông tin cơ bản về hệ chữ viết của ngôn ngữ này:
Chữ Hangul được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Là loại chữ tượng hình, có 3 nét chính tượng trưng cho trời, đất và con người ㅇ, ㅡ,ㅣ.
Có 70% từ vựng được vay mượn từ Trung Quốc gọi là từ vựng Hán Hàn, 30% còn lại là từ vựng Thuần Hàn.
Bảng chữ cái tiếng Hàn bao gồm 21 nguyên âm và 24 phụ âm, cách đọc và ghép âm gần giống như tiếng Việt.
Tiếp theo là học phân loại từ vựng và học những từ vựng cơ bản, ở trình độ sơ cấp tiếng Hàn bạn cần học thuộc khoảng 600 - 800 từ vựng.
Các loại từ vựng cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, trạng từ chỉ thời gian - địa điểm - tần suất.
Những từ vựng sơ cấp ở các chủ đề cơ bản: Trường học, tên, tuổi, nghề nghiệp, giao thông, màu sắc, số đếm, gia đình, các hoạt động, thể thao...
Câu nói vận dụng ngữ pháp tiếng hàn cơ bản
Ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp
Ngữ pháp cũng là một phần rất quan trọng khi học ngôn ngữ này. Ở trình độ sơ cấp, các cấu trúc ngữ pháp khá đơn giản, ngắn gọn và bạn hoàn toàn có thể học và ứng dụng chúng ngay nếu muốn. Dưới đây, trung tâm tiếng Hàn SOFL sẽ tóm lược một số kiến thức tiếng Hàn sơ cấp về ngữ pháp mà các bạn bắt buộc phải học thuộc.
1.Trợ từ chủ ngữ 이/가
Được gắn sau danh từ để chỉ danh từ đó là chủ ngữ trong câu.
→ Trợ từ “이” luôn gắn sau những danh từ có patchim
→ Trợ từ “가” gắn sau danh từ không có patchim.
Ví dụ:
가방이 있어요 - Có cái cặp sách.
모자가 있어요 - Có cái mũ.
2. Trợ từ chủ ngữ 은/는
Cặp trợ từ chủ ngữ “이/가” được dùng để chỉ rõ thành phần chủ ngữ trong câu còn “은/는” được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh hoặc so sánh với một chủ thể khác.
→ “는” gắn sau những từ không có patchim (phụ âm) ở âm cuối
→ “은” sẽ gắn sau những đại từ, danh từ có patchim (phụ âm) ở âm cuối.
Ví dụ:
언니는 없어요 - Không có chị gái
아버지는 선생님이에요 - Cha tôi là một giáo viên
Lưu ý: Cách phân biệt 2 cặp trợ từ 은/는 và 이/가
→ “이/가” được dùng giống như một tiểu chủ ngữ, truyền đạt một thông tin mới, dùng như một mạo từ xác định trong tiếng Anh.
→ “은/는” được dùng giống như là tiểu từ bổ trợ, truyền đạt những thông tin cũ và dùng như mạo từ bất định trọng tiếng Anh. Cặp trợ từ này hay được dùng trong các tình huống giới thiệu, mang ý nghĩa so sánh, đối chiếu và nhấn mạnh đến chủ thể.
3. Trợ từ tân ngữ 을/를
Trợ từ tân ngữ được gắn vào sau danh từ để chỉ danh từ đó là tân ngữ bổ nghĩa cho động từ.
→ “를” đi theo sau những danh từ không có patchim
→ “을” gắn với danh từ có patchim.
Ví dụ:
생일파티를 했어요 - Đã tổ chức tiệc sinh nhật.
Từ “생일파티” (tiệc sinh nhật) là từ bổ sung cho hành động “했어요” (đã làm, đã tổ chức).
밥을 먹었어요 - Tôi đã ăn cơm.
Từ “밥” (cơm) bổ nghĩa cho hành động “먹었어요” (ăn).
Lưu ý: Cách xác định thành phần tân ngữ
Ngoài đi theo sau trợ từ “을/를”, bạn còn có thể xác định tân ngữ bằng cách đặt câu hỏi cho động từ cuối câu. Ví dụ như 2 câu trên, hãy đặt câu hỏi “Đã tổ chức cái gì?” (tiệc sinh nhật), “Đã ăn cái gì?” (đã ăn cơm) hoặc với nhiều động từ khác như “Mua cái gì?” (mua áo, quần, sách, bàn, ghế…), “ Học cái gì?” (học tiếng Hàn, học đàn, học vẽ…), “Chơi cái gì” (chơi bóng đá, chơi bóng chuyền…). Câu trả lời bổ sung chính là thành phần tân ngữ.
4. Định từ 이, 그, 저 + danh từ: (danh từ) này/đó/kia
분: Người, vị (kính ngữ của 사람)
이분: Người này, vị này
그분: Người đó
저분: Người kia
5. Trợ từ 도: Cũng
Trợ từ này trong một số trường hợp có thể thay thế 2 cặp trợ từ chủ ngữ “은/는/이/가” hoặc “을/를” để thể hiện nghĩa "cũng" như thế. Trong một số trường hợp nếu nó đứng sau danh từ chủ ngữ (thay thế cho “은/는/이/가”) thì “도” được coi là trợ từ chủ ngữ.
Ví dụ :
맥주가 있어요 - Có một ít bia.
맥주도 있어요 - Cũng có một ít bia.
나는 가요 - Tôi đi đây.
나도 가요 - Tôi cũng đi.
6. Động từ “있다/없다”: Biểu hiện “có/không có”
Ví dụ:
동생 있어요? - Bạn có em không?
네, 동생이 있어요 - Có, tôi có em.
아니오, 동생이 없어요. 그런데 언니는 있어요 - Không, tôi không có em nào cả. Nhưng tôi có chị gái.
Nắm vững các kiến thức tiếng Hàn sơ cấp như trên các bạn sẽ vững vàng bước vào quá trình học tiếng Hàn trình độ trung cấp và cao cấp. Hàn Ngữ SOFL chúc bạn học tiếng Hàn hiệu quả.
Thông tin được cung cấp bởi:
Cơ sở 1: Số 365 Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở 4: Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
Email: trungtamtienghansofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
website : http://trungtamtienghan.edu.vn/