Đang thực hiện

Những ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc

Thời gian đăng: 22/10/2015 16:59
Những ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc luôn luôn là dịp mà người dân nơi đây đón đợi và mong chờ nhất trong năm. Đây  là dịp để tất cả gia đình sum họp bên nhau. 

1.    Sinjeong - Tết Dương lịch

 Bãi biển Homigot  địa điểm lý tưởng ngắm bình minh
Bãi biển Homigot  địa điểm lý tưởng ngắm bình minh 
Hòa chung vào không khí đón năm mới của tất cả các quốc gia trên thế giới, vào ngày mùng 1 – 1 theo Dương lịch, người Hàn Quốc thường thức dậy rất sớm để đến các bãi biển hoặc leo lên núi đế ngắm nhìn bình mình đầu tiên của năm. Theo họ, ánh sáng của bình minh chính là nguồn sinh khí khởi nguồn cho sự may mắn, khỏe mạnh trong cả một năm. Địa điểm đón bình minh lý tưởng nhất mà người Hàn Quốc thường hay đến đó là Homigot, bãi biển đón mặt trời mọc đầu tiên ở Hàn Quốc.  

2.  Seollal - Tết Âm lịch

 Nghi lễ cúi chào truyền thống mỗi dịp Tết Seolla
Nghi lễ cúi chào truyền thống mỗi dịp Tết Seolla
Tết Âm lịch ở Hàn Quốc mang những nét tương đồng so với Tết Nguyên Đán trong văn hóa ở Việt Nam, kéo dài trong 3 ngày là ngày 30 Tết, ngày mùng 1 và ngày mùng 2 Tết. Seollal đánh dấu khởi đầu cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Hàng năm, cứ đến mỗi độ Seolla, không khí Tết lại rộn ràng khắp phố phường. Đây là dịp để các gia đình sum họp và cùng nhau tận hưởng không khí năm mới, thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Họ tắm nước nóng để gột rửa điều xấu của năm cũ, đốt các thanh tre để xua đuổi tà ma và đêm Giao thừa thường không bao giờ ngủ với ý niệm nếu ngủ thì sáng sớm hôm sau họ sẽ bị bạc trắng đầu và mất đi sinh khí của năm mới.

Vào những ngày này, nhà nào cũng treo trước cửa một chiếc Bok jo ri( xẻng bằng rơm) với niềm tin và mong ước nhận được phúc lộc quanh năm. Đây là ngày được người Hàn Quốc coi trọng nhất trong năm, vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi tất cả đều mặc trang phục truyển thống hanbok, hành lễ trước tổ tiên với nghi lễ thờ cúng Charye, thưc hiện nghi lễ cúi đầu chào truyền thống sebe và cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống, thưởng thức Tteok kuk( Canh bánh gạo). Đây luôn luôn là món ăn mà người Hàn Quốc thưởng thức đầu tiên vào dịp năm mới với niềm tin về sự thuần khiết và sự trường thọ. 
Nếu bạn đến thăm một gia đình Hàn Quốc vào dịp nghỉ lễ cực quan trọng này, hãy nói:
“Say hay boke-mahn he pah du say oh” có nghĩa là “mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.

3. Lễ Daeboreum – Tết Nguyên tiêu 15 – 01

Đối với người Hàn Quốc, ngày 15 – 01 tính theo Âm lịch cũng là một ngày lễ lớn trong năm( Việt Nam gọi là Tết Nguyên tiêu hay Rằm tháng riêng). Theo phong tục, nông dân và ngư dân cầu mong cho họ sẽ có một vụ mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu. Các món ăn đặc biệt từ các loại rau xanh luôn luôn được các gia đình chọn là món ăn chính trong ngày lễ này với ước nguyện làm ăn phát đạt và tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo. 

4. Lễ Phật Đản 

Lễ hội đèn lồng hoa sen - Yeondeung
Xem thêm: Cách học tiếng hàn quốc mỗi ngày hiệu quả

Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Chính vì thế, ngày Lễ Phật Đản cũng chính là ngày nghỉ lễ quốc gia của đất nước này. Lễ Phật Đản ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 08 - 04 Âm lịch, để kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật. Cứ vào ngày này hàng năm, đường phố Hàn Quốc lại được trang hoàng bởi sự rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ loại màu sắc. Người dân xứ sở kim chi lại náo nức cho một mùa Lễ hội đèn lồng hoa sen – Yeondeung. Bắt nguồn từ câu chuyện Binjaildeung( tạm dịch là “cây đèn của người nghèo”) về một cô gái nghèo đã dùng toàn bộ số tiền cô dành dụm được để mua một chiếc đèn dâng lên đức Phật. Lòng thành của cô gái đã khiến cho duy nhất chiếc đèn của cô còn sáng, trong khi hàng vạn chiếc đèn khác đều tắt ngấm. Ngoài lễ rước đèn, người dân Hàn Quốc còn tổ chức Lễ đánh trống và đánh chuông, Lễ Tắm Phật với ý nghĩa thức tỉnh và làm sạch phiền toái, trần bụi

5. Lễ Dano – Lễ Đoan ngọ 5 – 5

Tết Âm lịch, Tết Trung thu và Lễ Đoan ngọ( Dano) là ba lễ hội truyền thống lớn nhất ở Hàn Quốc tính theo lịch âm. Cứ mỗi dịp hè sang, người dân Hàn Quốc lại cùng nhau cầu mong mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu. Trong lễ Dano, người phụ nữ thường gội đầu bằng một loại lá đặc  biệt gọi là mống mắt với hy vọng tránh được tai ương, rủi ro. Với lịch sử 1000 năm của vùng Giangneung tỉnh  Gangwon, mới đây, Lễ hội này đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu, trở thành di sản của thế giới. Trong Lễ hội này, màn múa mặt nạ Gwanno là màn biểu diễn được mọi người yêu thích nhất. Đây là loại kịch câm truyền thống mang đậm tính trào phúng của Hàn Quốc.

6.    Chuseok –Tết Trung thu

  Tết trung thu Chuseoke        
Tết trung thu Chuseoke            
    
Nếu như Việt Nam có Tết Trung Thu thì Hàn Quốc có Chuseok. Đây là ngày mà người Hàn Quốc rất coi trọng trong năm, giống như Tết Âm lịch. Theo thông lệ, mọi người thường thực hiện các nghi lễ thờ cúng cổ xưa vào sáng sớm. Họ thường thăm viếng các ngôi mộ và dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên ở đó để thể hiện niềm kính trọng những người đã khuất. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp và thưởng thức món bánh gạo truyền thống songpyeon, món bánh gạo hình lưỡi liềm được hấp trên lá thông

7.    Ngày kỷ niệm phong trào độc lập 1- 3

Đây là ngày kỷ niệm đánh dấu các phong trào giành độc lập chống lại sự thống trị của Nhật Bản ngày 1 tháng 3 năm 1919. 
8.    Tết trồng cây 05 – 04
Tuy không được xếp vào ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc, nhưng Tết trồng cây vẫn mang đậm những nét truyền thống mà người dân Hàn Quốc đón đợi trong năm. Vào ngày này, tất các mọi người đều hưởng ứng rất sôi nổi phong trào này. Đây cũng là bài học để giáo dục người dân và trẻ em Hàn Quốc về tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống con người.

9.    Tết thiếu nhi 05 – 05
Ngày tết thiếu nhi ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 5 – 5, bắt nguồn từ “Tết bé trai” năm 1923. Để thể hiện văn hóa truyền thống của dân tộc, trẻ em sẽ được mặc trang phục truyền thống và đón nhận những món quà từ bố mẹ và người thân. 

10.    Ngày Nhà giáo Hàn Quốc 15 – 05
Nhằm tôn vinh nghề giáo, vào ngày 15 – 05 hàng năm, Hàn Quốc lại tổ chức rất nhiều hoạt động và chương trình cực ý nghĩa và hấp dẫn. Vào ngày này, người ta thường tặng đến các thày cô giáo hoa cẩm chướng đỏ để thể hiện lòng biết ơn.

 
Hoa cẩm chướng đỏ lòng biết ơn nghề giáo viên ở Hàn Quốc
Xem thêm: Học tiếng hàn trực tuyến tại SOFL

11.    Lễ Hiến trung 6 – 6
Ở Hàn Quốc có riêng một ngày lễ tưởng niệm người người lính và người dân đã hy sinh cho sự độc lập, tự do của Tổ quốc. Buổi lễ sẽ được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc gia, đúng 10h sáng, sẽ có một tiếng còi phát ra báo hiệu một phút tưởng niệm 

12.    Ngày Quốc Khánh 15 – 8
Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc chính thức thoát khỏi ách thống trị 35 năm của Thực dân Nhật Bản, đánh dấu sự thiết lập nên chính phủ Hàn Quốc. Ngày Quốc Khánh của Hàn Quốc còn được gọi với cái tên là Gwangbokjeol - Ngày Giải phóng. Vào ngày này, lễ chính thức sẽ được tổ chức ở Hội trường Độc lập Hàn Quốc. Tổng thống đọc diễn văn và hàng triệu người dân xứ sở kim chi lại hân hoan trong bài Quốc ca với niềm vui độc lập, tự do của dân tộc.

13.    Ngày lập quốc 03 – 10
Ngày lập quốc kỷ niệm ngày thành lập nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc – Gojoseon năm 2333 TCN. Đây là ngày do Hoàng đế Dangum lập ra, ông tổ của văn hóa dân gian cổ xưa Hàn Quốc.

14.    Ngày lễ Hangeul 9 – 10

 
 Công lao to lớn của vua Sejong
Công lao to lớn của vua Sejong

Vua Sejong là một vị vua vĩ đại của đất nước Hàn Quốc, đây là vị vua đã sáng tạo và xây dựng lên Bảng chữ cái Hangeul và sau này trở thành chữ viết chính thức của người Hàn. Để thể hiện sự biết ơn đối với công lao to lớn này, vào ngày này, người Hàn Quốc lại cũng nhau tham gia lễ hội Hangeul với các hoạt động phong phú và thú vị khác.

15.    Lễ Giáng sinh 25 -12
Giáng Sinh là ngày lễ lớn của Đạo Thiên Chúa, là ngày chúa Giêsu ra đời. Đây cũng là ngày lễ trong hoạt động chào đón năm mới ở các nước. Dưới bầu trời tuyết rơi, người ta tấp nập mua sắm, trang trí cây thông noel và sửa soạn nhà cửa. Vào ngày lễ này, người Hàn Quốc thường trao đổi quà vào đêm Giáng Sinh. Thay vì tặng cả một đống quà, người Hàn Quốc sẽ tặng nhau một món quà nho nhỏ( hoặc có thể là một món tiền nhỏ).

Đêm Giáng Sinh, họ thường đến dòng suối Cheonggyecheon, ngôi nhà của “Lễ hội ánh sáng” với hàng nghìn chiếc đèn lồng đủ mọi hình dáng, kiểu cách được treo bên trong và xung quanh khu vực Quảng trường Gwanghwamun (Seoul). Tại quảng trường này còn thiết kế một sân trượt băng cực lớn cùng với cung điện Gyeingbokgung lộng lẫy phía sau lưng. Đây là điểm đến lý tưởng cho đêm Giáng sinh ở Hàn Quốc.
Việc học ngôn ngữ luôn song song với việc tìm hiểu văn hóa. Hy vọng với thông tin về những ngày lễ ở Hàn Quốc, Tiếng Hàn giao tiếp SOFL sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình khám phá xứ sở kim chi này.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết khám phá văn hóa nghỉ lễ ở Hàn Quốc. Chúc các bạn học tập tốt. 

Thông tin được cung cấp bởi: 

 

Cơ sở 1: Số 365 Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở 4: Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
Email:  trungtamtienghansofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
website : http://trungtamtienghan.edu.vn/

 

 

<
Các tin khác