Đang thực hiện

Sự xuất hiện “đầy bí ẩn” của các từ vựng tiếng Hàn gốc Hán

Thời gian đăng: 12/11/2018 09:38

Từ xưa, Hán tự (chữ Hán) đã tạo nên sự ảnh hưởng lớn trong tiếng Hàn Quốc. Bởi vậy hiện nay có khoảng 70% từ vựng trong tiếng Hàn được tạo từ gốc Hán, thế nên khi học từ vựng tiếng Hàn, phải chú trọng học các từ Hán tự. Sau đây, hãy cùng Trung tâm tiếng Hàn SOFL tìm hiểu về xuất xứ của những từ vựng tiếng Hàn gốc Hán nhé!
 

tu goc han trong tieng han
Từ gốc Hàn trong tiếng Hàn

Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn

Giống như Nhật Bản và Việt Nam, tiếng Hán từ lâu đã được du nhập vào Hàn Quốc và từng là ngôn ngữ văn tự chính thức trong một thời gian dài ở Hàn Quốc. Không có tài liệu lịch sử nào đề cập một cách chính xác và rõ ràng về thời điểm chữ Hán được truyền vào Hàn Quốc. Nhưng loại chữ này bắt đầu được sử dụng nhiều nhất từ thế kỷ thứ III và phát triển vào thời Tam quốc Shilla, Baekjae, Goguryeo.

Việc vay mượn chữ Hán để ghi chép được biểu hiện qua hai hình thức là mượn âm và mượn nghĩa chữ Hán. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, ở Hàn Quốc xuất hiện các chữ kí âm được gọi là 한글 hay 조선글 chữ này trải qua nhiều thời gian phát triển thăng trầm, cuối cùng đã được sử dụng thay thế cho chữ Hán đến ngày hôm nay.

Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn

Hán tự và tiếng Hàn Quốc theo phương diện lịch sử có quan hệ gần gũi với nhau. Không biết hai ngôn ngữ này có sự liên hệ từ khi nào nhưng nếu xét về phương diện lịch sử, nhiều người cho rằng chúng được liên hệ với nhau từ thời đại nhà Hán của Trung Quốc.

Trước khi sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng, người Hàn đã vay mượn tiếng Hán từ rất lâu. Theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng lớn hơn so với tiếng thuần Hàn. Các nét chữ của bảng chữ cái tiếng Hàn hiện nay, hoàn toàn dựa theo các nét viết của hệ thống chữ Hán. Theo khảo sát, tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp của Hàn Quốc, phần lớn là các từ Hán Hàn. Tuy nhiên các từ Hán được sử dụng trong tiếng Hàn không đọc giống theo những âm tiết của tiếng Trung mà được đọc theo âm tiếng Hàn và tuân theo các nguyên tắc ngữ âm của tiếng Hàn.

Ví dụ:

  • 가정 [gajeon]: gia đình

  • 국가 [gukka]: quốc ca

  • 왕가 [wangka]: hoàng gia

  • 고문 [gomun]: cổ văn

  • 감동 [gamdong]: cảm động

  • 공동 [gongdong]: cộng đồng

  • 개요 [kaeyo]: khái yếu

tieng han
Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn

Sự “siêu việt” của các từ Hán - Hàn

Một ưu thế của các từ Hán - Hàn là chúng có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có khả năng phát triển trong lĩnh vực cấu tạo từ. Bởi bản thân mỗi hình vị tiếng Hán đều có tính độc lập cao, không gặp nhiều hạn chế về mặt hình thái và không phụ thuộc vào trật tự chắp dính thân từ. Vì tính độc lập cao nên mỗi hình vị tiếng Hàn lại có vị trí phân bố tự do, không cứng nhắc, có thể đứng ở bất cứ đâu trong một cấu trúc từ ghép. Ví dụ:

  • 대대로 [daedaero]: đời đời (từ đời này sang đời khác)

  • 공부하다 [gongbuhada]: học tập. Kết hợp bởi từ “Học” và từ “tập”

  • 실패하다 [silppaehda]: thất bại

  • 불행하다 [bulhaenghada]: bất hạnh. Được ghép bởi các từ đơn “bất” và “hạnh”

Hệ thống các từ vựng tiếng Hàn gốc Hán hiện đại có những đặc điểm nhất định về âm đầu, âm giữa và âm cuối. Thông qua việc đọc, hiểu âm và nghĩa của các từ đó, ta có thể hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng và chính xác. Khi đã biết được nhiều từ gốc Hán trong tiếng Hàn, chắc chắn các bạn sẽ thêm hứng thú nghiên cứu về tiếng Hàn Quốc. Tiếng Việt chúng ta cũng bị ảnh hưởng từ tiếng Hán rất nhiều. Đây chính là ưu thế rất lớn cho người Việt Nam khi học tiếng Hàn. Việc học những từ Hán Hàn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc và mối liên hệ của các từ vựng tiếng Hàn gốc Hán của Trung tâm tiếng Hàn SOFL. Bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.

 

Thông tin được cung cấp bởi: 

 

Cơ sở 1: Số 365 Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở 4: Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
Email:  trungtamtienghansofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
website : http://trungtamtienghan.edu.vn/

 

 

<
Các tin khác